Chân dung các nhà khoa học có đóng góp và sự phát triển của ngành dược

Theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới

  1. Alexander Fleming: nhà sinh học và dược học người Anh, ông đọat giải Nobel năm 1945 cùng với 2 nhà khoa học khác do công phát hiện kháng sinh penicillin.
  2. Christiaan Eijkman: nhà vật lí học và bệnh học người Hà Lan, ông đọat giải Nobel năm 1929 do những nghiên cứu về vitamin B1 và môt số vitamin khác.
  3. Daniel Bovet: nhà dược học người Ý gốc Thụy sĩ, được biết do công khám phá đến các loại thuốc phong bế tác động của chất dẫn truyền thần kinh, kháng histamine và nhiều dược chất khác.
  4. Selman Waksman: nhà vi sinh vật và hóa sinh người Mỹ, ông đọat giải Nobel năm 1952 do công phát hiện streptomycin, loại kháng khuẩn điều trị lao.
  5. Francis Crick: nhà sinh học phân tử, vật lí học và thần kinh học người Anh, cùng với James Watson khám phá cấu trúc phân tử của DNA. Họ đoạt giải Nobel năm 1962.
  6. James Watson: nhà sinh học phân tử người Mỹ, cùng nhận giải với Francis Crick cho khám phá về DNA.
  7. Roger Guillemin: nhà nghiên cứu thần kinh học người Pháp, đoạt giải Nobel năm 1977 do những nghiên cứu về kích thích tố thần kinh.
  8. Sune Bergström: nhà hóa sinh người Thụy điển, cùng nhận giải Nobel với 2 nhà khoa học khác do những nghiên cứu về prostaglandin.
  9. James Black: nhà dược học người Anh, đoạt giải Nobel năm 1988 do nghiên cứu liên quan đến phát minh propanolol và sự tổng hợp cimetidine.

Theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới

1. Hippocrates là nhà triết học người Hy lạp. Một trong những thầy thuốc đầu tiên và vĩ đại của nhân loại. Ông soạn lời thề đạo đức y khoa (lời thề Hippocrates). Ông đước xem là cha đẻ nghề y.

2. Aristotle, nhà triết học người Hy lạp, người có công trong việc cung cấp những nền tảng khoa học trong y học bằng cách ghi chép những quan sát của ông về con vật.

3. John Hunter là một bác sĩ phẫu thuật người Anh, người có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển các thí nghiệm trong y dược.

4. Edward Jenner là một nhà khoa học người Anh, người có công phát hiện và xây dựng nguyên lý chủng ngừa (bệnh đậu mùa).

5. William Harvey, một bác sĩ người Anh đã mô tả chi tiết, lần đầu tiên, hệ thống tuần hoàn và hoạt động bơm máu từ tim.

6. Christopher Wren là kiến trúc sư người Anh, người đã thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên cho chó.

7. Elexander Wood, bác sĩ người Anh, đã cùng nhà phẫu thuật người Pháp phát minh ra chiếc kim tiêm đầu tiên.

8. Friedrich Serturner, dược sĩ người Đức, chiết tách được chất narcotic từ thuốc phiện và dặt tên là morphine theo tên Morpheus, vị thần giấc ngủ của người La Mã.

9. Claude Bernard, nhà sinh lý học người Pháp đã có công trong việc hình thành ngành dước lý hiện đại và phác thảo những vấn đế khoa học như mối liên hệ liều- đáp ứng, phân bố thuốc trong cơ thể, cơ chế tác dụng của thuốc, vị trí tác dụng, mối liên hệ giữa cấu trúc và hoạt tính.

10. Oswald Schmiedeberg, nhà dược lí học người Đức đã xây dựng dược lý thành một ngành khoa học độc lập dựa trên phương pháp thí nghiệm. Ông được xem là "cha đẻ của dược lý hiện đại".

11. John J. Abel, nhà dược lý người Mỹ, được xem là "cha đẻ ngành dược lý"  tại Mỹ. Ông đã li trích epineprine, insulin.

12. Valerius Cordus, nhà khoa học người Đức, là người biên soạn cuốn dược điển đầu tiên. Người tiên phong trong việc tổng hợp ether.

 

 

Năm 1828, Friedrich Wohler đã tổng hợp urea- một chất hữu cơ từ chất vô cơ silver isocyanate, chứng minh rằng những chất được gọi là hữu cơ (urea) có thể được tạo thành mà không cần sự liên quan nào đến bất kỳ hệ thống sống (thận) như quan niệm trước đó

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO MÔN HỌC

Dược lý thú Y, 2010. NXB Nông Nghiệp, 320 trang 19x27

Biên soạn: TS. Võ Thị Trà An (chủ biên), PGS.TS. Lê Văn Thọ, PGS.TS. Trần Thị Dân, TS. Nguyễn Văn Nghĩa, TS. Lê Quang Thông, ThS. Võ Tấn Đại, BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp, BSTY. Vũ Kim Chiến.

Tài liệu tham khảo cho môn học

Giáo trình dược lý học thú y, 2009. NXB Giáo dục, 311 trang 16x24cm

Tác giả: Phạm Khắc Hiếu

Kháng sinh cho vật nuôi, 2007. NXB Đà nẵng, 184 trang 14x20 cm

Biên soạn: TS. Võ Thị Trà An

Giáo trình dược lý thú y, 2005. NXB Hà Nội, 195 trang 17x24cm

Biên soạn: BSTY Nghiêm Thị Anh Đào, TS. Bùi Thị Tho

Veterinary Pharmacology and Therepeutics, 2001. Blackwell publishing 8th Edition.

Edited by H. Richard Adams

Veterinary Pharmacology and Therapeutics, 2009. Wily Blackwell publishing, 9th edition

Edited by Jim E. Riviere and Mark G. Papich

Veterinary Drug Handbook, 2008. Wiley Blackwell. 6th edition

By Donald C. Plumb

Từ điển Y học Anh Việt, rất cần thiết cho các bác sĩ thú y

CÁC CÂY THUỐC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU CỦA KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

 

Từ trái sang phải và từ trên xuống dưới

 

1. Diệp hạ châu (cây chó đẻ) Phyllanthus urinaria

2. Kim tiền thảo (vảy rồng) Desmodium styracifolium 

3. Xuyên tâm liên (công cộng) Andrographis paniculata

4. Soan chịu hạn (sầu đâu) Azadirachta indica

5. Gừng Zingiber officinale

6. Nghệ Curcuma

7. Tỏi Allium sativum

8. Xuân hoa Pseuderanthemum palatiferum  (Nees) Radlk