Mục Ca bệnh và Thuốc chỉ nhằm mục đích minh họa việc dùng thuốc trong các ca bệnh, KHÔNG nhằm mục tiêu chẩn đoán

HEO

Ca bệnh: nái sốt sữa sau khi sinh: nái sinh nhiều con, heo con đẹp nhưng nái không tiết sữa, vú căng cứng, nóng, đỏ, phù.

 

Thuốc: Nái rặn đẻ tiêu hao nhiều calci và glucose, khẩu phần dư thừa protein nhưng thiếu glucid lúc đẻ. Dùng calcium gluconate tiêm tĩnh mạch (không tiêm bắp vì nguy cơ hoại tử) hoặc truyền tĩnh mạch glucose có bổ sung calci. Cho uống nước cháo loãng để thêm chất bột đường.

(nguồn: Võ Văn Ninh, 2005)

 

Ca bệnh: Heo nái đã đẻ được 1-2 con nhưng 1 giờ sau vẫn không đẻ nữa, chích thuốc dục có tác dụng không?

 

Thuốc: Nái đã đẻ 1-2 con mà chậm đẻ, không rặn đẻ, chỉ nằm ngủ, thăm khám qua âm đạo (dùng găng tay vô trùng) không thấy thai to hay bất thường thì có thể dùng oxytocin 5-10IU/100kg thể trọng để giúp nái rặn đẻ tiếp. Nên bắt đầu bằng liều thấp và tổng cộng không quá 20IU/ nái.

(nguồn: Võ Văn Ninh, 2005)

 

Ca bệnh: Heo thịt 60-80 kg đang nuôi bình thường (không sốt) bỗng lăn ra chết, trước đó có đi phân loãng. Mổ khám thấy tim phổi bình thường, ruột già xuất huyết. Xin hỏi là bệnh gì và phương pháp điều trị.

 

Thuốc: theo mô tả, rất có thể là bệnh hồng lỵ do xoắn khuẩn Bradyspira hyodysenteria. Có thể sử dụng tiamulin (10 mg/kgP, IM trong 3 ngày hoặc 100 ppm trong thức ăn trong 7-10 ngày, tiếp theo là 30-40 ppm trong 2-4 tuần), tylosin (10 mg/kgP, IM, ngày 2 lần trong 3-5 ngày hoặc 5-10 mg/kg, trong nước uống 5-7 ngày), lincomycin (8mg/kgP, PO nước uống) trong 7-10 ngày hoặc 100ppm/ 3 tuần).

(Nguồn: Chăn nuôi heo, Vol 07; Disease of swine 9th edition)

 

Ca bệnh: Heo bị sốc (khó thở, giãy giụa, ói mửa, tím tái da, hạ huyết áp) do chích thuốc quá liều, bơm thuốc vào tĩnh mạch quá nhanh phải làm gì?

 

Thuốc: Sốc có thể phục hồi nhưng cấp cứu trễ thường là chết. Sốc khi tiêm phòng có thể xử lý bằng cách tạt nước lạnh vào heo. Cấp cứu thì dùng adrenalin 0,5-1 ml, IV (dung dịch 1/10.000) hoặc atropin, IV, (0,5-1mg/ con) kết hợp xoa bóp vùng tim và tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ.

 

Ca bệnh: Do tiêm quá liều tilmicosin (>10mg/kg), heo bị sốc liên quan đến tim. Có thể dùng thuốc gì để cứu chữa?

 

Thuốc: Doputamine (5-10 mcg/kg/phút trong 24 giờ) pha trong dung dịch sinh lý mặn/ ngọt, truyền IV (60 giọt #1mL)

(Circulation. 1995; 92: 756-766; Plumb 7th edi, 2011) 

 

CHÓ

 

Ca bệnh: Chó cái 7 năm tuổi, bỏ ăn vài ngày nhưng uống nhiều và tiểu nhiều, thời gian đầy mao mạch >2 giây, đàn hồi da giảm, lên giống 1 tháng trước đó. Hình ảnh siêu âm chó thấy chó bị viêm tử cung. Nếu không phẫu thuật, có thể dùng phác đồ thuốc ra sao?

 

Thuốc: PGF2 alpha (Lutalyse 0,05-0,25mg/kg, SC, 1-2 lần/ ngày trong 3-5 ngày) trong viêm tử cung và cổ tử cung mở; kháng sinh sát khuẩn phổ rộng và thời gian tác dụng dài; truyền dịch (IV).

 

(nguồn: http://www.cvmbs.colostate.edu/clinsci/wing/emcases/emcase.htm)

 

Ca bệnh: Chó đực thiến, 35kg, 14 năm tuổi bị phỏng nặng vùng chân sau và bụng: không đi bình thường, rất đau, mất nước (8%), mất albumin (2,3mg/dL máu), thể tích máu giảm (PCV 34%), suy thận, nhiễm trùng. Có thể dùng những thuốc gì để chữa trị?

 

Thuốc: kháng sinh chống nhiễm trùng (sulfadiazine bạc bôi tại chỗ hoặc kết hợp enrofloxacin/ ampicilin tiêm IV); giảm đau (an thần acepromazine, hoặc morphin 1mg/kg, SC, q6-8h, hoặc fentanyl 2-5mcg/kg/h, hoặc gây tê màng cứng với lidocaine (0.5-1ml), nếu đau nghiêm trọng); Truyền dung dịch keo crystalloid.

 

Nguồn: http://www.cvmbs.colostate.edu/clinsci/wing/emcases/emcase.htm

Ca bệnh:  chó cái thiến, 6 tháng tuổi, bị liệt mặt, tai cụp, mí mắt sụp, hơi bị căng cứng cơ. Trước đó khỏe mạnh. Chó được chẩn đoán tetanus. Các thuốc nào có thể sử dụng những thuốc nào?

 

Thuốc: kháng sinh chống vi khuẩn kị khí, IV (Clostridium tetani); thuốc kháng độc tố uốn ván, IV (cần thử dị ứng 0.1-0,2ml SC và quan sát vùng tiêm); diazepam (5-10mg mỗi 4 giờ, IV) dãn cơ; để trong môi trường tối, yên tĩnh.

 

(nguồn: http://www.cvmbs.colostate.edu/clinsci/wing/emcases/emcase.htm)