Ý kiến của bạn

Vui lòng ghi nội dung của ý kiến mà bạn muốn gửi đến chúng tôi vào các hộp thoại dưới đây. Các câu trả lời nằm sau mục câu hỏi.


·        Trần Phi Hùng(Thursday, 23 October 2008 23:33)

Trang của cô rất là tuyệt. Nếu cô đồng ý thì em sẽ copy những bài của cô add vào Web em để các bạn có nhiều cơ hội hơn về cập nhật. Web của em là http://tc05ty.jimdo.com .
Rất mong sự chấp thuận của cô.
Cảm ơn

·        #4

LTH(Tuesday, 09 December 2008 17:23)

Để bảo vệ bản quyền, chị soạn file Word theo dạng table 2 columns, như vậy phần mềm pdftodoc sẽ làm việc kém hiệu quả.

·        #5

doris(Tuesday, 16 December 2008 06:49)

Ich finde den Aufbau der Seite sehr gut. Macht weiter so.

·       

#6

tc05ty(Tuesday, 10 March 2009 06:13)

Vang em xin cam on co that nhieu. Cong nhan la khi hoc mon cua co lop em cam thay rat la kho de ngu. Rat thu vi co a. Chuc co manh khoe va hanh phuc.

·        #7

Hongphuc76(Tuesday, 11 August 2009 22:21)

Em chào cô. EM cảm ơn cô rất nhiều đã có trang web hay co chúng em học tập. Cô ơi em rất muốn vào trang web của Đại học Nottingham để xem các hình ảnh động mô tả các quá trình dược động học của thuốc. Tuy nhiên khi em kich vào đường link thì hiện lên đây là trang web cấm truy cập cô a. Co chi cho em cách vào trang web này co nhé.
EM cảm ơn cô rất nhiều
Hồng Phúc

·        #8

nguyen ba phuoc. 0988.396184(Sunday, 22 November 2009 22:48)

em la bsty o nam dinh da tot nghiep dc 2 nam hien dang lam ky thuat tai tt giong tinh nam dinh. tinh co luot qua trang web cua co. em thay rat hay. em muon tim hieu them ve cach phoi hop khang sinh khi dieu tri gia suc . tiem lan luot tung mui voi lieu nhat dinh vao cc vi tri khac nhau hay gop lai trong mot dung dich. cac cong thuc phoi hop thuoc mang lai hieu qua dieu tri thuc su. em muon hieu them ve cach truyen tinh mach cho heo. trong thuc te lam kho qua

·        #9

tc01ty(Friday, 21 May 2010 01:41)

thưa cô em muốn hỏi 1 số thông tin về thuốc trị ký sinh trùng đường máu trên chó.cô có thể giới thiệu 1 số loại thuốc đang hiện hành hiện nay trên thị trường được không ạ? chân thành cảm ơn cô

·        #10

tc05tytg(Tuesday, 03 May 2011 04:30)

co e ko biet soan tl nhu the nao cho dung de thi tot nghiep, neu co co nhan duoc loi e noi mong co giup do dum chung e, e hoc may nam roi chi con thoi diem nay thoi nhung e ko biet soan tai o dau cho dung nua, e rat boi roi mong co giup dum.

·        #11

tran tuyen(Saturday, 01 October 2011 21:12)

Em chào cô và tất cả mọi người. Em đang học môn bệnh nội khoa trên gia súc, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng mọi ngườ ở đây ai có có thể chia sẻ cho em được không. Em cảm ơn nhiều.

·        #12

dr avian(Monday, 03 October 2011 02:12)

hiên e đang làm bác sĩ phong thí nghiệm cp.e đi giải quyết vấn đề phòng và khắc phục bệnh trên mảng gia cầm.trong lam việc e tiếp xúc nhiều bệnh trên ga.e muốn cung cấp cho cô một số hình ảnh.

·        #13

Linh Lan(Friday, 23 December 2011 07:28)

Co oi, e dang hoc trung cap o can tho, trang wed co viet rat hay, nhung e khong biet cach lam, co co the cho e xin dap an k vay co, e cam on co rat nhieu.

·       

#14

thuyvungxa(Wednesday, 14 March 2012 03:00)

Cô ơi em học lớp thú y 33 nè, hôm nay vô tình mới biết trang web của cô, trang web cô tuyệt thật có nhiều tài liệu quý biết được trang web của cô giống như vô tình lượm bí kiếp zậy đó.Ah cô ơi cho em hỏi ý nghĩa của số trên cây kim chích đi cô, tại sao có số kim 12, 16, 18...số đó ở đâu ra zậy cô. Cảm ơn cô nhiều ngen.

·        #15

học trò của cô!(Wednesday, 21 March 2012 03:48)

Cô ơi! Vì sao khi đưa 1 lọ vaccine đã được pha (vaccine sống)ra khỏi tủ lạnh. Sau 1 thời gian lọ vaccine bi đổi màu ạ? Cơ chế như thế nào vậy cô? (ex: lọ Marek's disease vaccine...)

·        #16

půjčky ihned(Saturday, 31 March 2012 16:34)

THX for info

·        #17

Jgkdf(Thursday, 05 April 2012 20:30)

Great info, thx

·       

#18

thuyvungxa(Thursday, 10 May 2012 04:40)

Cô ơi cho em hỏi tại sao phần lớn kháng sinh có nguồn ngốc từ nấm, nấm với vi khuẩn dinh dưỡng giống nhau nên chúng cạnh tranh nhau hay sao vậy cô. Tại em đọc nhiều sách mà chưa có nói rõ điều này. Mong cô giúp đỡ cho. Cám ơn cô nhiều.

·       

#19

thuyvungxa(Tuesday, 03 July 2012 11:20)

Em chào cô ! hôm nay em có vấn đề khó nhờ cô giúp đỡ, chuyện là như thế này em cần 1 số tài liệu nước nước mà không biết tìm như thế nào vô trang nước ngoài nào cũng phải bắt mua tốn tiền không, mà sinh viên thì làm gì có tiền để mua tài liệu, cô có biết trang web nào download, đọc miễn phí không cô cho em link hoặc cách cách nào "ăn gian" không tốn tiền cô giúp dùm (nếu có cô chỉ em chi tiết ngen cô). Cũng sắp tới ngày báo cáo tốt nghiệp rùi nên em cần tài liệu gấp, mong cô giúp đỡ cho. Cảm ơn cô nhiều lắm!!!

·       

#20

thuyvungxa(Thursday, 05 July 2012 21:25)

Em cần vài số liệu về tình hình tồn dư kháng sinh họ tetracycline trên thịt, gan, thận heo ở 1 sồ nước ngoài trong những năm gần đây để tiện so sánh số liệu đề tài của em. Mong cô giúp đỡ, chân thành cảm ơn cô!

·        #21

Lê Hằng ty33(Saturday, 14 July 2012 09:40)

Em chào cô! Cô ơi cô cho em hỏi em làm đề tài về probiotic, cô có biết có tài liệu nước ngoài nào liên quan tới probiotic chỉ cho e biết với, cô cho em xin link để đọc được tài liệu hoặc sách đó luôn nhé. Em cám ơn cô nhiều!

·        #22

Wajgl(Sunday, 15 July 2012 10:04)

will be restored shortly

·        #23

hoc trò của cô(Thursday, 19 July 2012 10:06)

Em chào cô!
Em có đọc được 1 bài báo cáo về bệnh Marek có tên tiếng việt là : Bệnh Marek's - nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng ngừa" có rất nhiều số liệu hay. Báo cáo này được thực hiện ở Thái Lan, với chú thích là: "Báo cáo của Narin Lomromduan, Thái Lan, 2001-trên gà hậu bị. Vắc xin tiêm gà hậu bị 1 ngày tuổi và công cường độc sau 5 ngày tiếp theo". Em muốn lấy một số dữ liệu trong bài báo cáo này nhưng không thể tìm được file gốc trên internet hoặc lấy nguồn của nó (nhằm đưa vào phần tài liệu tham khảo của luận văn tốt nghiệp). Vậy em nhờ cô giúp được không ạ? Cảm ơn cô nhiều!

·        #24

Người chăn nuôi(Monday, 17 December 2012 14:39)

dear Dr. Trà An,
Em là người trực tiếp chăn nuôi heo với quy mô hộ gia đình.
Lâu nay, em sử dụng miễn phí một phần kiến từ web của chị. Nhưng bây giờ, bệnh dịch càng ngày càng trở nên rất khó xác định và điều trị cũng rất khó khăn, vì vậy mong chị soạn thảo thêm phần kiến thức chẩn đoán bệnh và cập nhật thêm kiến thức dược lý, điều trị bệnh.
vì thực tế đang tồn tại rất nhiều các cá hộ chăn nuôi nhỏ, không có chuyên môn và dốt như em mà không biết bấu víu vào đâu nên mong chị giúp đỡ.
Em cũng phần nào hiểu được chị không có đủ thời gian, và để soạn thảo một tài liệu công bố rộng, thì hoàn toàn không đơn giản, mặt khác lại không được nhận thù lao... nhưng người nông dân như em thực sự biết ơn về việc làm từ thiên của chị, mong chị hiểu!
(+ nếu được, mong chị cập nhật trước giúp nông dân phần thuốc kháng sinh, kháng viêm. Tương tác kháng sinh, kết hợp với kháng viêm, hướng dẫn về các chế dược mới như nhóm macrolide có thêm Tularthromycin, tilmicosin... và những chế dược thay thế cho những sản phẩm phải hạn chế sử dụng như chloramphenicol, prednisolon...
+ vì là nông dân nên việc xét nghiệm, phân lập vi khuẩn là cả vấn đề nên khi nào chị bớt chút thời gian giúp cho phần đoán bệnh, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.... Trọng tâm phần hô hấp, tiêu hóa trước.
+ Nhờ chị chỉ giúp thứ tự, thời gian ngừa 3 bệnh Mycoplasma, circovirus và PRRS. như nào là hiệu quả nhất trên heo. Một số thông tin nói Vaccine ngừa Circovirus của hãng Merial - France công bố rằng vaccine của họ truyền kháng thể sang heo con hơn 60 ngày từ khi sinh có được thế giới confirm chưa chị.)

many thanks,

a nice day & regards!

·       

#25

xibacsycoduoi(Friday, 05 April 2013 21:29)

Em chào cô!
Em muốn tìm hiểu chuyên sâu về các bệnh trên đối tượng gia cầm. Cô có thể giúp em một số tài liệu hoặc địa chỉ web nào có thể đáp ứng được hay không ạ? Chân thành cảm ơn và chúc cô luôn khỏe ạ!

·        #26

hoctro(Friday, 12 April 2013 21:49)

Em cảm ơn cô nhiều! chúc cô sức khỏe!

·        #27

H Dũng(Friday, 19 April 2013 10:48)

Thưa cô!
Cô có thê giúp em lý giải một số vấn đề sau không ạ?
1. Vì sao gà nhiễm IB, bị tiêu chảy phân trắng, lỏng
2. Gà thiếu ăn thì ruột teo lại, bề mặt dạ dày cơ có màu xanh
3. Gà bị ND, bị tiêu chảy phân xanh
4. uống hàm lượng muối quá dư thừa thì túi mật sẽ bị sưng lớn, dịch mật hơi quánh..
Em cảm ơn cô nhiều! (thực tế gặp như thế nhưng em chưa thể lý giải một cách chính xác, rõ ràng được ạ)

·        #28

Khiêm(Tuesday, 11 June 2013 07:58)

Sao cô mới đưa cuốn dược lý thú ý lên một thời gian lại gỡ xuống vậy cô? Em đọc thấy có nhiều điều hữu ích, vì bận công việc nên ít có thời gian đọc sách, thấy đọc trên máy vừa tranh thủ được. Cám ơn cô nhiều!

·        #29

Hằng(Friday, 05 July 2013 20:11)

ba e có chăn nuôi hộ gia đình, va hiện tai có 1 bệnh trên heo khoảng 20-30kg: heo mắt đỏ, sau dần bỏ ăn, mặt bị sưng lên,sau đó có triệu chứng khó thở và cuối cùng là heo chết, trong thời gian đó heo đi phân lỏng màu vàng xanh, từ khi bệnh đến chết khoảng 2-3 ngày, và lây dần sang heo cung chuồng.. Mong cô giúp e trong trường hợp này phải xử lý làm sao ah? xin cam on cô rất nhiều!

·        #30

H Dũng(Tuesday, 23 July 2013 08:39)

Gà bị ND bị tiêu chảy phân xanh. Cô có thể giải thích giùm em, cơ chế gây nên biểu hiện phân xanh được không a? Em đọc sách nhưng vẫn không tìm được cơ chế của nó cô ạ? Thanks cô nhiều!

·        #31

nguyen huu hieu( dy31)(Sunday, 18 August 2013 00:06)

Em chuc co luon mnh khoe va nhieu hanh phuc trong cong viec.

·       


 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CỦA HEO CON:

Mời bạn vào mục liên kết website và chọn đường link đến trang web của Đại Học Nottingham để có những hình ảnh động về dược động học

Ngoài ra, bạn chỉ cần gõ từ khóa và AND image từ google là sẽ có rất nhiều những hiển thị. Nên chọn các đườn dẫn có .org, .edu, .gov, .int thì đáng tin cậy hơn.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CỦA TRẦN PHI HÙNG

Bạn có thể giới thiệu đường link đến trang này. Nếu bạn muốn copy thì vui lòng ghi kèm nguồn tư liệu để tôn trọng các tác giả của tài liệu gốc.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CUA HONGPHUC76

Bạn thử vào đường link này xem sao, nếu vẫn không được thì ...tôi cũng...chịu vì có thể server bên đó không cho phép truy cập nữa (thỉnh thoảng tôi cũng bị như vậy)

http://www.nottingham.ac.uk/nursing/sonet/rlos/bioproc/vd/2.html

 

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CỦA NGUYEN BA PHUOC

Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết về phối hợp kháng sinh trong quyến "Kháng sinh cho vật nuôi" do Võ Thị Trà An biên soạn (mua tại nhà sách Quỳnh Mai 474 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3. TP.HCM). Phối hợp những sản phẩm có sắn ngụ ý tiêm/chích ở các vị trí khác nhau. Hạn chế trộn chung để tránh tương kị vật lý, hoá học không biết trước. Truyền tĩnh mạch, ví dụ, heo nái khó khăn có phải do không cố định được kim bướm? nếu thế, kinh nghiệm có thể nhỏ một ít keo dán sắt (!). 

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CỦA TC01TY

Bạn có thể dùng một trong các hoạt chất sau: diminazene diaceturate, pentamidin isethionate, imidocarb dipropionate. Trong các loại hoạt chất trên, có một số sản phẩm lưu hành trên thị trường Việt nam là Berenil Vet (Intervet-Schering Plough), Trypazen (Virbac) đều có chứa diminazene.

 

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CỦA LINHLAN

Bạn có thể tạo một tài khoản và lập 1 hay nhiều web như thế này với trang jimdo.com. Cứ gõ từ Google và sẽ được chỉ dẫn (dĩ nhiên bằng tiếng Anh) nhé. Hoặc có dịp nào đó gặp trực tiếp ở Đại học Nông Lâm Tp.HCM thì tôi sẽ hướng dẫn trực tiếp (bật mí, tôi cũng được hướng dẫn từ LTH)

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN CỦA THUYVUNGXA

Kim chích/tiêm có số (vd, 16G, 21G) chỉ ra kích cỡ lớn nhỏ (càng lớn, càng nhỏ!!!) của kim và chiều dài (thường tính bằng inch) chỉ ra độ dài của kim. Ví dụ, để tiêm bắp cho heo con cai sữa nên dùng kim 1'' 19G nhưng nếu muốn tiêm dưới da cho cùng cỡ heo đó thì dùng kim 5/8'', 21G. Nếu bạn là sinh viên Thú Y, Dược Y của ĐHNL TP.HCM, mời bạn xem lại bài giảng đầu tiên của môn Dược lý cơ bản nhé.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN HOC TRO CUA CO

Bạn không nêu rõ tên thương mại và hãng sản xuất của lọ vaccine Marek đó nên không trả lời chính xác được nhưng thông thường, loại vaccine này được bản quản trong nito lỏng (sôi ở -196 độ C), khi lấy lọ vaccine ra ngoài phải pha ngay và sau đó dùng ngay.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN THUYVUNGXA

Đúng là có sự cạnh tranh giữa nấm và vi khuẩn nên nhiều loài nấm sản xuất ra kháng sinh ức chế một số nhóm vi khuẩn. Ngay cả vi khuẩn cũng có thể sản xuất kháng sinh ức chế vi khuẩn khác (giống Bacillus). Đó là sự cạnh tranh sinh học.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN THUYVUNGXA

Nếu em thực sự cần tài liệu nước ngoài (vd, sv cao học viết luận văn) là các bài báo khoa học (fulltext) hoặc một chương nào đó cụ thể của một quyển sách thì gửi thông tin cụ thể đến tôi, có thể tôi sẽ nhờ được các bạn ở nước ngoài tìm giúp. Một số tạp chí cũng cho miễn phí (free)vài bài.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN Người chăn nuôi

- Cám ơn bạn. Việc chẩn đoán bệnh và kê toa là cả một quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn có điều kiện về thời gian và tiền bạc, bạn có thể thi và học ngành thú y tại Đại học Nông Lâm (hệ chính quy hoặc tại chức). Nếu bạn không có điều kiện thì nên tham gia các buổi hội thảo chuyên đề mà các công ty thường tổ chức, đồng thời có thể mua thêm sách về đọc.

- Để hiểu về kháng sinh, kháng viêm, bạn có thể tìm mua sách Kháng sinh cho vật nuôi hoặc Dược lý thú y. Về vắc xin, bạn có thể tìm đọc quyển Vắc xin trong thú y để nắm khái quát các vấn đề chủng ngừa cho vật nuôi nhé.

Chúc bạn thành công.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN XIBACSICODUOI

Tài liệu tiếng Việt các bệnh gia cầm bạn có thể tìm tại nhà sách của NXB Nông Nghiệp (Gần bùng binh cầu Điện biên phủ) hoặc bài giảng bệnh truyền nhiễm gia cầm của TS. Nguyễn Thị Phước Ninh (ĐHNL)

Tài liệu tiếng Anh, bạn có thể vào website miễn phí www.thepoultrysite.com nhé. Chúc bạn thành công

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN H DUNG

- Không thể chẩn đoán chính xác bệnh nếu chỉ dựa vào màu hay tính chất phân. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo thông tin sau: heo con theo mẹ nhiễm E.coli có thể tiêu chảy phân trắng, nhóm sau cai sữa tiêu chảy phân vàng, xanh nhưng mức độ lỏng ít hơn tiêu chảy do virus TGE hay PED.

- Gà nhiễm IB thể viêm thận có thể thấy trong phân có màu trắng là do nước tiểu thải chung lỗ huyệt với phân.

- Khi gà ăn quá nhiều muối, một lượng nước lớn sẽ vào tất cả các mô để đạt trở lại mức độ đẳng trương, do đó túi mật sẽ sưng to, không chỉ vậy, não và các mô khác cũng sẽ lôi kéo nước vào, máu sẽ đặc lại mà các mô thì thấm dịch. Nếu ngộ độc muối mà để gà uống nhiều liên tục thì sẽ mau chết do phù não. Nên cho uống nước từ từ.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN HẰNG

Theo mô tả, rất có thể đàn heo đã nhiễm E.coli có độc tố gây phù (mặt, mắt, phổi, não...). Mặc dù tiên lượng không tốt lắm nhưng bạn có thể điều trị như sau: những heo có triệu chứng cần được tiêm sớm kháng sinh (vd, florfenicol) liều cao, kết hợp với kháng viêm (vd, dexamethasone), những heo trong đàn cần tiêm tương tự còn heo trong chuồng khác chưa nhiễm thì trộn kháng sinh liều điều trị kết hợp sát trùng chuồng trại tốt hơn.

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN LOVE ANIMALS

Cám ơn em. Rất vui khi em yêu thích môn này. Khi yêu rồi ta sẽ tìm cách nhớ nó hi...hi... Kinh nghiệm của Cô là (1) khi học một tên thuốc thì tìm hiểu xem nó có ý nghĩa gì khi được đặt tên đó, thường liên quan đến nguồn gốc hoặc cấu trúc (2) liên hệ càng nhiều, càng tốt đến thực tế (thấy trên tivi, đọc trong báo, xem trong toa thuốc, và thực hành nếu được). (3) Dùng phương pháp tư duy (sẽ hướng dẫn trên lớp) cho những từ quá khó!
Chúc em học tốt!

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN HOANG HAI TC06

Chào em, em cần coi lại thuốc tiêm hàm lượng bao nhiêu? của hãng uy tín không? từ đó xác định đã dùng đủ MẠNH chưa? Heo đã bệnh thì tiêm sẽ hiệu quả hơn. Lưu ý mầm bệnh hô hấp có thể nhiều loài vi khuẩn, nếu Pasteurella multocida thì nhóm betalactam hiệu quả hơn nhất là trong pha nhiễm trùng huyết. Dựa vào triệu chứng thở bụng chỉ chẩn đoán chính xác khoảng 30%.

 

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN NGUYEN THI KIM CHI

Chào em, trong phần cuối quyển Veterinary Drug Handbook có phần qui đổi diện tích bề mặt cơ thể chó, mèo dựa vào khối lượng cơ thể đấy.

 

PHẢN HỒ Ý KIẾN TRINH TRAN

Chào em, em sẽ có câu trả lời nếu tìm đọc trang 22, 23 sách "Vắc xin trong thú y" (Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo, 2011). Em có thể tham khảo ở thư viện ĐHNL hoặc lên BM Khoa học Sinh học Thú Y, Khoa CNTY nhé. Cô có thể trả lời cho em nhưng em tự tìm, đọc thì sẽ có hiệu quả hơn!

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN BỘI BỘI

Chào em, em có thể tham khảo quyển "Diseases of Poultry" trong chương Marek Disease. Quyển này có ở thư viện ĐHNL nhé. Còn bài báo trên tạp chí KHKTTY thì cũng vậy, nếu em đã biết số, trang thì lên thư viện xin photo lại bài toàn văn (fulltext).

 

 

PHẢN HỒI Ý KIẾN H. DŨNG

Tùy theo mục tiêu em dùng kháng sinh là để phòng hay trị bệnh (hô hấp hay tiêu hóa) mà có thể có các thông số đo lường hiệu quả khác nhau. Ví dụ, em đánh giá hiệu quả lâm sàng của kháng sinh A trong phòng hô hấp cho heo thì chỉ tiêu đánh giá ở lô thí nghiệm và đối chứng sẽ là tỉ lệ ngày con ho, thở bụng hoặc nếu em đánh giá hiệu quả thông qua bệnh tích phổi ở lò mổ thì sẽ là tỉ lệ phổi tổn thương (chung), nhục hóa, dính sườn...Các chỉ tiêu gián tiếp là tăng trọng ngày, FCR. Còn nếu là nghiên cứu về động học kháng sinh thì sẽ là thời gian kháng sinh A có nồng độ trên MIC.


PHẢN HỒI Ý KIẾN HỮU DŨNG

Dũng có thể tìm trong quyển "Dược lý thú y" do tôi và nhóm Thầy Cô Khoa CNTY biên soạn. Sách có bán ở Thư viện Đại học Nông Lâm, BM Khoa học sinh học thú y và nhà sách của NXB Nông Nghiệp (cầu Điện biên phủ). Hoặc trong quyển "Vet Drug Handbook" của Donald Plumb nhé.


PHẢN HỒI Ý KIẾN ĐẶNG HƯƠNG NGÂN

Em đọc kỹ lại đề nhé. Gợi ý: desferol là thuốc giải độc trong ngộ độc chì đó em.